Nếu bạn đang tìm hiểu nhiều hơn về máy tính và các loại phụ kiện, bàn phím đi kèm chắc hẳn không nên bỏ qua thuật ngữ switch. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp tất tần tật khái niệm về switch trên bàn phím cơ
Switch trên bàn phím cơ là gì?
Định nghĩa
Switch là bộ phận có dạng công tắc nằm dưới mỗi phím bấm. Mỗi chiếc công tắc switch được tạo thành từ nhiều phần chuyển động, dùng lò xo để tạo đàn hồi và có 2 (hoặc nhiều) chân tiếp xúc bằng kim loại.
Tác dụng của switch trên bàn phím cơ
Đối với bàn phím cơ, Switch có tác dụng đem lại độ phản hồi tốt, nhanh, lực nhấn phím thoải mái hơn 1 chiếc bàn phím thông thường.
Thuật ngữ liên quan đến switch
Nếu quan tâm đến bộ phận switch trên bàn phím cơ, chắc hẳn bạn nên biết một số thuật ngữ thường dùng để miêu tả switch như bên dưới:
– Actuation force (Lực thực thi): Là lượng áp lực cần thiết đủ trong 1 lần để ấn phím. Các switch khác nhau cần lượng lực khác nhau cho phép mức tác động cần thiết khác nhau. Actuation force thường đo bằng gam (g). Ví dụ switch 45g cần lực bấm nặng hơn switch 30g.
– Bottom out: Là hành động nhấn phím đến tận cùng chiều sâu của phím. Các phím cơ đa phần nhạy và cần ít lực hơn, trong khi các bàn phím màng/ vòm thì thường cần nhiều lực bấm hơn để phím đi hết chiều cao và hoạt động.
– Cherry MX switch: Là tên gọi của loại công tắc tiêu chuẩn được dùng cho hầu hết bàn phím cơ hiện nay. Cherry MX được phát triển bởi công ty Cherry của Đức vào những năm 1980. Các switch Cherry có nhiều màu sắc, nhiều thể loại và tùy biến khác nhau, tương thích với nhu cầu của người tiêu dùng.
– Clicky: Là thuật ngữ để miêu tả âm thanh click click vang lên từ switch khi có lực ấn phím.
– Electrostatic capacitive switch (Công tắc điện dung): Đây là loại công tắc thay thế bán cơ học, dùng một vòm cao su hoặc nhựa trên một lò xo hình xoắn ốc nằm trực tiếp trên bảng mạch bàn phím tạo ra cảm giác bấm đặc biệt khác lạ so với công tắc cơ học truyền thống Cherry.
– LED: Là các diot phát sáng giúp cho các switch được tích hợp khả năng chiếu sáng đơn giản hoặc nhiều màu RGB phức tạp hơn.
– Linear (Tuyến tính): Là thuật ngữ chỉ một dạng thiết kế switch với chuyển động mượt mà từ trên xuống dưới và không gây ra âm thanh hay phản hồi xúc giác, giúp hạn chế được tiếng ồn.
– Tacticle (Tiếp xúc): Là thuật ngữ chỉ một dạng thiết kế khác của switch có cấu trúc một cảm giác khấc trong quá trình chuyển động, khác hẳn với độ mượt mà của linear. Công tắc tacticle thường được những người gõ máy chuyên tốc ký hay nhà văn ưa chuộng vì cảm nhận gõ phím rõ ràng khi gõ.
– Key switch color: Chỉ các công tắc tương tự được phân biệt nhau bởi màu sắc. Ví dụ: clicky vs non-clicky, tacticle vs linear.
– Rubber dome: Là thiết kế bàn phím phi cơ học tiêu chuẩn với một tấm cao su để che các công tắc điện, sau đó kích hoạt khi nhấn phím.
– Spring: Chỉ bộ phận lò xo kim loại bên trong mỗi switch cung cấp lực cản, lò xo này đi xuống khi có phím ấn, gõ xuống miếng đồng tạo tín hiệu. Các lò xo làm từ kim loại cứng hơn và dày hơn sẽ tạo cảm giác gõ mạnh tay hơn.
– Stem: Là bộ phận nhựa kết nối switch với bàn phím cơ. Mỗi loại stem sẽ quyết định loại keycap nào tương ứng với switch đang dùng trên bàn phím, hiện tại loại stem hình chữ thập như Cherry MX là phổ biến nhất.
Các tiêu chí cần biết về Switch
– Khấc bấm: Khi nhấn 1 phím, bạn phải nhấn đến khấc bấm của switch thì máy tính mới nhận phím. Tùy vào loại switch mà mỗi bạn phím cơ có khấc bấm của phím cao thấp khác nhau.
– Lực tác động: Được tính bằng đơn vị gram (g), lực tác động của switch quyết định xem bạn phải gõ phím mạnh như thế nào thì máy tính mới nhận phím, giúp giảm thiểu tình trạng gõ nhầm phím.
– Tiếng click: Có những loại switch chỉ phát ra tiếng click nhỏ, còn một số switch thuộc loại clicky thì phát ra tiếng click rất lớn. Vì vậy, bạn nên chọn bàn phím có switch phù hợp để tránh làm phiền những người xung quanh.
– Phản hồi lực: Một số loại switch có lực phản hồi nhẹ mỗi khi bạn nhấn chạm đến điểm tác động, còn một số loại khác sẽ không có lực này, buộc bạn phải nhấn mạnh mới có thể đến điểm tác động.
– RGB: Các switch thường được trang bị đèn đổi màu RGB, một số loại thì được trang bị các tính năng bổ trợ như cải thiện ánh sáng, màu tự chọn,..
Lời khuyên khi mua switch bàn phím cơ
Nếu bạn là người đam mê chơi game chuyên nghiệp muốn tìm cảm giác bấm chắc từ switch hoặc yêu thích những tiếng “lách tách” gây cảm giác hưng phấn thì Blue Switch là lựa chọn tốt nhất cho người mới tập chơi hoặc các đại lý Game Net.
Nếu bạn là nhân viên văn phòng hoặc thường làm việc ban đêm mà sợ làm phiền mọi người xung quanh thì có thể lựa chọn Red Switch. Mặt khác, nếu vẫn đam mê tìm cảm giác lực bấm nhưng ngại làm phiền mọi người vì tiếng ồn thì bạn nên chọn Brown Switch.
Không có Switch nào gọi là chuẩn và tốt nhất cho game thủ hay người gõ máy. Ai cũng phải công nhận rằng bàn phím cơ có độ bền và chất lượng vượt trội so với bàn phím có sẵn trên máy, nhưng việc lựa chọn bàn phím cơ như thế nào nào tùy thuộc hoàn toàn vào thói quen, sở thích riêng của mỗi người. Chúng tôi đã từng thấy những gamer cao thủ StarCraft nhưng lại chuyên dùng bàn phím Cherry MX Blue, và có cả những người chơi Counter Strike siêu giỏi với bàn phím màng. Vì vậy nếu có cơ hội hãy đến những shop cho phép thử nhiều loại Switch bàn phím cơ khác nhau để tìm thấyloại thật sự phù hợp với mình.